9.1 C
Toronto
Monday, November 18, 2024

CHUYỆN VỀ USUDA REIKO

Trái tim nhân hậu của một phụ nữ Nhật Bản dù ở cái tuổi 62 vẫn cứ luôn hướng về những hoạt động xã hội mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc ở Việt Nam. Tên bà là Usuda Reiko.

Usuda ReiKo từng là Tổng thư ký Hội hữu nghị Nhật –Việt, thành phố Kawasaki  ở cái tuổi xế chiều nhưng lúc nào cũng tận tụy với công việc bảo vệ môi trường và hoạt động  thiện nguyện ở Việt Nam. Chúng tôi có dịp nghe những câu chuyện thú vị về bà khi theo chân chị Tran Song Bình Dương- Phó chủ tịch Hội Hữu nghị Việt- Nhật, thành phố Đà Nẵng đến Hội An. Chị Dương chia sẻ:

Từ việc tài trợ và gửi 10.000 chiếc xe đạp cho trẻ em Việt Nam,  cô còn tham gia các hoạt động hướng về bảo vệ môi trường.  Ngoài việc giúp đỡ những người nghèo, những trẻ em có hoàn cảnh khó khăn cô còn giúp những người biết tận dụng cơ hội để sử dụng tài nguyên làm sao cho hợp lý và thân thiện với môi trường. Đó là những hình ảnh cô đọng nhất về cô reiko mà tôi được biết

cảnh bà Reiko làm việc với máy tính…
Ms. Reiko working at her computer.

Từ những chương trình vì cộng đồng, sau khi về hưu, bà Usuda ReiKo lặng lẽ đến Việt Nam lập trung tâm cộng đồng có tên U cà phê bên bờ sông Hoài, nguyện làm cầu nối kêu gọi bạn bè quốc tế cùng chung tay vì môi trường và vì người nghèo. Bà Reiko thổ lộ:

Chúng tôi cũng thiết kế ngôi nhà này với xu hướng thân thiện với môi trường , không sử dụng máy điều hoà . Hiện nay quán ca phe của tôi có sử dụng hệ thống nước thải từ nhà bếp , thông qua xử lý từng phần tôi sử dụng nước đó bơm lên hồ chứa ở trên tầng 3 và tầng 1.  Việc bơm nước lên trên hồ ở tầng 3 và tầng 1 là để cho khách đến đây uống cà phê ,vừa có thể thưởng thức được không gian đẹp và không khí trong lành cũng như học được về lợi ích của môi trường.

Được xây dựng vào năm 2008, sau khi hoàn thành cho đến nay, ngôi nhà sinh thái của bà Reiko trở thành điểm đến hấp dẫn của nhiều nhà nghiên cứu môi trường và là nơi dành cho hàng trăm sinh viên của nhiều trường đại học ở Nhật Bản, Việt Nam  đến tham quan, thảo luận về những vấn đề môi trường và biến đổi khí hậu toàn cầu. Chị Đặng Hương Giang- Giám đốc Trung tâm hành động vì đô thị say sưa nói về ngôi nhà sinh thái của bà Reiko khi chúng tôi hỏi chuyện:

Là một người hoạt động trong lĩnh vực môi trường tôi rất yêu quí ngôi nhà của U cà phê. Ngôi nhà như các bạn đã thấy là tái sử dụng lại toàn bộ hệ thống nước thải, một ngôi nhà rất thân thiện với gió, ánh sáng tự nhiên, được sử dụng các vật liệu tại phương

Có lẽ thời gian 24h trong một ngày không đủ cho bà Reiko thực hiện những dự án ấp ủ của mình. Rời chiếc máy tính với những ý tưởng về hoạt động thiện nguyện đầy ý nghĩa, bà lại cùng cô học trò Trần Thị Hà My- kỹ sư môi trường, Đại học Bách Khoa Đà Nẵng- kiểm tra chất lượng những mẫu nước vừa được xử lý. Dường như những buổi làm việc cùng với bà Reiko như thế này đã truyền cảm hứng cho những người trẻ như Hà My về ý thức trách nhiệm với cộng đồng. My cho biết:

Từ khi còn  là sinh viên em tham gia rất nhiều hoạt động về môi trường và qua những chuyến đi đó em được biết về cô Reiko. Cô có những chương trình tình nguyện và công việc của cô ở Hội An rất có ý nghĩa, và em bắt đầu làm tình nguyện viên cho quán U cà phê. Sau khi ra trường cũng đã làm rất nhiều công việc, cuối cùng em quyết định đến làm việc chung với cô, em mong muốn có thể học hỏi được từ một người luôn luôn có đầy nhiệt huyết và tâm huyết với môi trường và trẻ em nghèo ở Việt Nam.

Không chỉ kêu gọi bạn bè quốc tế trân trọng nguồn nước tự nhiên, bà Reiko hiện còn hỗ trợ Trung tâm Bảo tồn đa dạng sinh học Nước Việt Xanh ( có tên Green Viet) thực hiện chiến dịch bảo tồn loài voọc chà vá chân nâu trên bán đảo Sơn Trà – thành phố Đà Nẵng. Trong căn nhà sinh thái này, bà dành khoảng không gian tại phòng khách trưng bày hình ảnh, poster, in loài linh trưởng quý hiếm trên những món quà lưu niệm gửi đến du khách. 

Sau những tất bật của công việc thường ngày, được ngồi lại với những người cùng tâm huyết trong không gian tĩnh lặng, bà Reiko lại say sưa nói về những chuyến đi đã qua và những dự định đang ấp ủ. Mỗi lần nhắc đến bà Reiko chị Trần Song Bình Dương- Phó chủ tịch Hội hữu nghị Việt – Nhật tp Đà Nẵng luôn dành cho bà một tình cảm rất triều mến:

Việc cô đến với Hội An nó không phải là việc đến mà tôi cảm giác như là sự trở về  và sự trở về đó khiến cô hoà nhập ngay với môi trường ở đây giống như là người xa xứ trở về. Đất đến nơi cô chọn là Hội An cũng là cái nó thể hiện được tình hữu nghị, có một sự gắn kết, nó như một cái tiền duyên giữa người Việt và người Nhật thì đó là tôi ấn tượng sâu sắc về cô reiko.

Miền Trung nói chung và Hội An nói riêng đã níu chân và gắn chặt người phụ nữ Nhật Bản với vùng đất này. Và trái tim nhân hậu của bà Reiko vẫn cứ luôn hướng về những hoạt động xã hội mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc.  Hiện nay, bà đang thực hiện một dự án môi trường với ý tưởng không chỉ huy động sự tham gia của sinh viên các trường  Đại học mà sự cần chung tay của những người dân sống tại Hội An  để giữ cho môi trường tự nhiên và hệ sinh thái về động – thực vật được cân bằng và bền vững.

- Advertisement -spot_img
- Advertisement -spot_img

Latest article

Nhiều người đọc