Các nhà thiên văn học đã phát hiện ra một tia laser có sóng bức xạ mạnh, được gọi là megamaser, trong không gian.
Ánh sáng từ tia laser không gian này đã đi một quãng đường khổng lồ 36 nghìn tỷ tỷ dặm (58 nghìn tỷ tỷ km) để đến hành tinh của chúng ta. Với kỷ lục này, nó đã trở thành megamaser xa nhất từng được quan sát ở cách Trái đất 5 tỷ năm ánh sáng.
Một nhóm các nhà thiên văn học quốc tế, do Tiến sĩ Marcin Glowacki dẫn đầu, đã quan sát ánh sáng này, sử dụng kính thiên văn MeerKAT của Đài quan sát thiên văn vô tuyến Nam Phi. (từ Meer trong tiếng Nam Phi có nghĩa là “nhiều hơn”, và KAT là viết tắt của Karoo Array Telescope).
Megamasers được tạo ra khi hai thiên hà đâm vào nhau. Tiến sĩ Glowacki cho biết đây là megamaser hīˈdräksəl đầu tiên mà kính thiên văn MeerKAT quan sát được.
Các nhà thiên văn học đã phát hiện ra megamaser vào đêm đầu tiên của cuộc khảo sát kéo dài hơn 3.000 giờ quan sát bằng kính thiên văn MeerKAT.
“Thật ấn tượng khi chỉ với một đêm quan sát, chúng tôi đã tìm thấy một megamaser kỷ lục,” ông Glowacki nói. “Điều đó cho thấy kính thiên văn đã hoạt động tốt như thế nào”.
Nhóm nghiên cứu đã đặt tên cho tia laser này là Nkalakatha, có nghĩa là “ông trùm lớn” trong tiếng isiZulu, ngôn ngữ Bantu của người Zulus ở Nam Phi.