Một nhóm các nhà miễn dịch học người Canada đã phát hiện ra một cơ chế chưa từng được biết đến trước đây. Cơ chế này hoạt động giống như một mạng nhện để bẫy và tiêu diệt các mầm bệnh bao gồm cúm hoặc SARS-CoV-2, loại vi rút gây ra COVID-19.
Các nhà nghiên cứu từ Đại học McMaster ở Hamilton, Ont. phát hiện ra rằng bạch cầu trung tính, tế bào bạch cầu nhiều nhất trong cơ thể con người, “phát nổ” khi chúng liên kết với các mầm bệnh được phủ kháng thể này trong đường hô hấp và giải phóng DNA bên ngoài tế bào, tạo ra một “đám rối dính” đóng vai trò như một cái bẫy.
Theo nghiên cứu, bẫy ngoại bào của bạch cầu trung tính (NET) cũng có khả năng bất hoạt virus, tương tự như chức năng kháng virus.
Các nhà nghiên cứu cho biết khám phá này có thể hỗ trợ trong việc thiết kế và phân phối vắc xin trong tương lai, bao gồm các công nghệ khí dung và xịt mũi có thể giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng trước khi virus tấn công.
Mặc dù cơ chế hình thành mạng nhện của cơ thể có khả năng mang lại lợi ích trong cuộc chiến chống nhiễm virus, nhưng các chuyên gia cảnh báo rằng nó cũng có thể gây hại. Tác hại bao gồm tình trạng viêm nhiễm và bệnh nặng gia tăng thêm nếu sự hình thành mạng lưới “không đc kiểm soát”.
Hiện tượng này đã được thấy trong các đợt đại dịch COVID-19 ban đầu, trước khi có vắc xin, khi một số bệnh nhân được phát hiện có bẫy ngoại bào bạch cầu trung tính trong phổi, khiến họ khó thở hơn.
This post is also available in: English